Muốn biết Hà Giang đẹp thế nào, đừng đi mùa lễ hội
(Ngoisao) - Hà Giang luôn đẹp dù chả có bông hoa nào. Còn giờ nghĩ đến cảnh các cung đường ngoằn ngoèo hàng trăm du khách ùa khỏi xe, hăng hái lao vào ruộng tam giác mạch mà buồn.
< Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn.
Những ngày tháng 10, hoa tam giác mạch tím hồng bắt đầu nở bung trên các triền đồi, vạt ruộng khắp núi rừng Tây Bắc, phô bày một vẻ đẹp huyền ảo khó tả. Và bạn đang chuẩn bị cho một hành trình để thưởng ngoạn hoa tam giác mạch. Hãy nghĩ cho kỹ!
Sự tích một lễ hội
Vài năm trở lại đây, du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... Mùa xuân ngắm hoa đào, hoa mận; đầu hè xem đổ nước ruộng bậc thang; thu sang chiêm ngưỡng mùa vàng; chớm đông thưởng hoa tam giác mạch. Đường xá ngày càng thuận tiện khiến khách du lịch dưới xuôi ùn ùn kéo lên miền núi. Và thế là vô vàn ngày lễ hội được nghĩ ra để phục vụ nhu cầu du lịch như “Lễ hội ruộng bậc thang”, “Lễ hội mùa vàng trên non” và giờ cả “Lễ hội hoa tam giác mạch”...
Trước đây, tam giác mạch vốn là thứ cây lương thực trồng chống đói khi giáp hạt của đồng bào miền cao. Thứ mạch này (kiều mạch) có hình tam giác nên được gọi là tam giác mạch hay mạch ba góc, không có giá trị cao về kinh tế như lúa, ngô nên chỉ được trồng xen canh, vào lúc lúa đã qua mùa mà ngô chưa đến vụ.
Dulichgo
Tuy nhiên, hoa tam giác mạch lại rất đẹp, dẫu rằng vẻ đẹp đó mong manh và ngắn ngày. Chính vì vậy, khoảng 5 năm trước, rất ít người biết đến hoa tam giác mạch và người dân chỉ trồng để lấy mạch làm bánh, nấu rượu và nuôi gia súc mà thôi. Thế rồi, cánh “phượt tử” tình cờ phát hiện ra vẻ đẹp của hoa tam giác mạch, phát tán trên các diễn đàn mạng, dẫn tới phong trào “mùa săn hoa tam giác mạch” khiến những địa phương có trồng tam giác mạch phải thay đổi.
Người dân không còn tưới nước tiểu bò, lợn khi hoa nở nữa (để ngăn du khách lăn lê bò toài, tạo dáng pose hình chụp trong nương khiến cây mạch bị giày xéo tan tành) mà trái lại được chỉ định gieo trồng theo lịch, để các vùng luân phiên nhau có hoa từ tháng 10 đến tháng 12. Tất nhiên, cứ trồng là có tiền chứ không trông chờ vào việc thu hoạch mạch nữa, còn du khách cứ thoải mái vào nương tung hoành, có nơi miễn phí, có nơi thu phí 10 hay 20 nghìn đồng/khách. Và để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch, những lễ hội “Hoa tam giác mạch” được nghĩ ra, tạo ra một điểm nhấn truyền thống trong kho tàng lễ hội “đồ sộ” mới phát sinh.
Ngắm hoa hay ngắm người?
Bạn chỉ có thể thụ cảm được vẻ đẹp hoa tam giác mạch trong một không gian bao la, phóng khoáng. Những triền đồi rực một màu tím hồng đem lại một niềm say đắm, khoái lạc không bút nào tả xiết.
Tam giác mạch ở Hà Giang đẹp nhất ở khu Yên Minh, Đồng Văn, Sủng Là, Ma Lé, chân cột cờ Lũng Cú... Những vạt nương trập trùng, những thớt ruộng bậc thang bừng sáng thứ ánh sáng diệu kỳ tỏa ra từ muôn vàn chùm hoa rung rinh trong gió lạnh, trong nắng nhạt mùa đông. Làm nền cho vẻ đẹp mong manh đó là những dãy núi tím biếc, là những đụn cỏ voi lúp xúp thâm đen và cả sự tĩnh lặng miên man nơi cùng trời cuối đất. Chỉ như thế, con người mới cảm, thấy, nghe, nhìn được vẻ đẹp của loài hoa sơn cước này.
Dulichgo
Song, nếu bạn đi ngắm hoa tam giác mạch vào những ngày cuối tuần thời điểm này, những điều kiện trên là bất khả. Hãy nghĩ đến hình ảnh trên những cung đường ngoằn nghoèo, tấp nập những chiếc xe du lịch xuôi ngược. Một tiếng reo vang lên: “A tam giác mạch kìa” và rồi hàng đoàn du khách hiếu kỳ ùa ra khỏi xe, hăng hái lao vào một bãi trồng hoa ven đường. Người thì váy áo đủ màu, đứng ngồi nằm đa dạng, giơ ngón tay hình chữ V, nhoẻn miệng khoe răng lấp lóa trong bãi trồng hoa. Người thì giơ máy ảnh khủng, smartphone… ra chụp nhoay nhoáy như lấy được. Ông lom khom, quỳ gối, người điều chỉnh mẫu, ông xin chỗ chụp… Không khí rất lễ hội.
Ngoài bãi tam giác mạch, những đứa trẻ Mông vô hồn đứng xem đám du khách tạo dáng. Phải chụp cả với dân địa phương nữa mới đủ tấm đủ món, 10 nghìn đồng một kiểu sẵn luôn. Váy người Mông cũng cho thuê, 10 nghìn hay 20 nghìn đồng. Thế là có cả hoa, có cả váy Mông sặc sỡ và quan trọng nhất có cả mặt mình để đăng Facebook với những dòng status đầy tâm trạng. Và rồi họ lại ào lên xe, trực chỉ tới những nơi trồng hoa tam giác mạch khác như những bầy ong cần mẫn tìm chỗ chụp ảnh và check-in.
Đã có những vạt nương tam giác mạch chẳng thấy hoa đâu mà chỉ thấy người, thấy áo quần màu sắc sặc sỡ vàng, đỏ, tím, hồng... Vui là chính chứ ngắm hoa chỉ cái cớ. Ngắm người, ngắm mình vui hơn. Đấy là chưa kể những điểm không thể không check in ở Hà Giang như đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú... rất khó để có thể chụp ảnh cho riêng bạn mà không bị vướng người khác.
Đau đầu vì 'Ăn, ngủ, nghỉ...'
Đi du lịch miền cao vào các mùa lễ hội, chuyện ăn ngủ nghỉ là cả một vấn đề. Cũng dễ hiểu, với hàng nghìn người đổ xô lên Tây Bắc vào mỗi cuối tuần như hiện nay thì chuyện quá tải là đương nhiên.
Thị trấn Đồng Văn (Hà Giang), điểm dừng chân gần như là bắt buộc của các tour miền cao đã chấp nhận đánh mất bản sắc “Phố cổ Đồng Văn” ngày xưa để “tiến kịp miền xuôi” bằng hàng chục khách sạn, nhà nghỉ mới xây, có cả những khách sạn 9 tầng lừng lững, phố phường thì đèn hoa nhấp nháy như chợ đêm Đồng Xuân… mà vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú.
Với những người thuê được phòng thì cũng phải chịu mức giá cao chẳng kém ở Hà Nội vào dịp Valentine hay Giáng sinh. Nếu không chấp nhận sự chặt chém đó, du khách buộc phải lựa chọn ở nơi khác không phải trọng điểm “lễ hội tam giác mạch” như Mèo Vạc, Yên Minh hoặc thậm chí Quản Bạ.
Dulichgo
Ngủ nghỉ đã vậy, chuyện ăn uống còn gian nan hơn. Số lượng nhà hàng ở Đồng Văn chỉ đếm trên đầu ngón tay, nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm lại không nhiều, đường giao thông vận chuyển hàng hóa lại không thuận tiện cho nên chuyện “đi hàng chục hàng ăn chỉ nhận được những cái lắc đầu” là bình thường. Nếu không có mối quen biết, không đặt trước nhà hàng, không chuẩn bị thực phẩm, thực sự khả năng nhịn đói đi ngủ hay ăn tạm đồ nướng vớ vẩn, giá cắt cổ là rất cao.
Đa phần khách du lịch đến Hà Giang mùa này là vì tam giác mạch. Nhưng Hà Giang mùa nào cũng đẹp, đó là cái vẻ lạnh lùng của cao nguyên đá, nét đẹp rực rỡ khi xuân về, những con đường đèo ngoạn mục có một không hai, con người thân thiện... Tất cả đều khiến bạn nếu đi Hà Giang dù chỉ một lần, chắc chắc sẽ muốn quay lại lần nữa. Đừng để Hà Giang thành hình ảnh xấu nếu bạn tới nơi đó mùa lễ hội đông đúc, kẹt xe, chặt chém và không khí ngột ngạt.
Mùa hoa tam giác mạch được gieo trồng theo lịch để làm sao có hoa nở suốt từ tháng 10 đến tháng 12. Vậy nên, nếu bạn muốn thực sự muốn thưởng ngoạn hoa thì hãy đợi đợt cao điểm lễ hội qua đi. Ngoài ra, bạn nên đặc biệt tránh những ngày cuối tuần. Hà Giang là một điểm đến tuyệt vời không chỉ có hoa tam giác mạch, nên kết hợp thăm thú những nơi khác nữa, hoặc đơn thuần chỉ là lang thang vô định trên cao nguyên đá. Và hình trình lý tưởng để đi Hà Giang là tối thiểu 4 ngày.
Theo Phi Long (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
< Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn.
Những ngày tháng 10, hoa tam giác mạch tím hồng bắt đầu nở bung trên các triền đồi, vạt ruộng khắp núi rừng Tây Bắc, phô bày một vẻ đẹp huyền ảo khó tả. Và bạn đang chuẩn bị cho một hành trình để thưởng ngoạn hoa tam giác mạch. Hãy nghĩ cho kỹ!
Sự tích một lễ hội
Vài năm trở lại đây, du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... Mùa xuân ngắm hoa đào, hoa mận; đầu hè xem đổ nước ruộng bậc thang; thu sang chiêm ngưỡng mùa vàng; chớm đông thưởng hoa tam giác mạch. Đường xá ngày càng thuận tiện khiến khách du lịch dưới xuôi ùn ùn kéo lên miền núi. Và thế là vô vàn ngày lễ hội được nghĩ ra để phục vụ nhu cầu du lịch như “Lễ hội ruộng bậc thang”, “Lễ hội mùa vàng trên non” và giờ cả “Lễ hội hoa tam giác mạch”...
Trước đây, tam giác mạch vốn là thứ cây lương thực trồng chống đói khi giáp hạt của đồng bào miền cao. Thứ mạch này (kiều mạch) có hình tam giác nên được gọi là tam giác mạch hay mạch ba góc, không có giá trị cao về kinh tế như lúa, ngô nên chỉ được trồng xen canh, vào lúc lúa đã qua mùa mà ngô chưa đến vụ.
Dulichgo
Tuy nhiên, hoa tam giác mạch lại rất đẹp, dẫu rằng vẻ đẹp đó mong manh và ngắn ngày. Chính vì vậy, khoảng 5 năm trước, rất ít người biết đến hoa tam giác mạch và người dân chỉ trồng để lấy mạch làm bánh, nấu rượu và nuôi gia súc mà thôi. Thế rồi, cánh “phượt tử” tình cờ phát hiện ra vẻ đẹp của hoa tam giác mạch, phát tán trên các diễn đàn mạng, dẫn tới phong trào “mùa săn hoa tam giác mạch” khiến những địa phương có trồng tam giác mạch phải thay đổi.
Người dân không còn tưới nước tiểu bò, lợn khi hoa nở nữa (để ngăn du khách lăn lê bò toài, tạo dáng pose hình chụp trong nương khiến cây mạch bị giày xéo tan tành) mà trái lại được chỉ định gieo trồng theo lịch, để các vùng luân phiên nhau có hoa từ tháng 10 đến tháng 12. Tất nhiên, cứ trồng là có tiền chứ không trông chờ vào việc thu hoạch mạch nữa, còn du khách cứ thoải mái vào nương tung hoành, có nơi miễn phí, có nơi thu phí 10 hay 20 nghìn đồng/khách. Và để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch, những lễ hội “Hoa tam giác mạch” được nghĩ ra, tạo ra một điểm nhấn truyền thống trong kho tàng lễ hội “đồ sộ” mới phát sinh.
Ngắm hoa hay ngắm người?
Bạn chỉ có thể thụ cảm được vẻ đẹp hoa tam giác mạch trong một không gian bao la, phóng khoáng. Những triền đồi rực một màu tím hồng đem lại một niềm say đắm, khoái lạc không bút nào tả xiết.
Tam giác mạch ở Hà Giang đẹp nhất ở khu Yên Minh, Đồng Văn, Sủng Là, Ma Lé, chân cột cờ Lũng Cú... Những vạt nương trập trùng, những thớt ruộng bậc thang bừng sáng thứ ánh sáng diệu kỳ tỏa ra từ muôn vàn chùm hoa rung rinh trong gió lạnh, trong nắng nhạt mùa đông. Làm nền cho vẻ đẹp mong manh đó là những dãy núi tím biếc, là những đụn cỏ voi lúp xúp thâm đen và cả sự tĩnh lặng miên man nơi cùng trời cuối đất. Chỉ như thế, con người mới cảm, thấy, nghe, nhìn được vẻ đẹp của loài hoa sơn cước này.
Dulichgo
Song, nếu bạn đi ngắm hoa tam giác mạch vào những ngày cuối tuần thời điểm này, những điều kiện trên là bất khả. Hãy nghĩ đến hình ảnh trên những cung đường ngoằn nghoèo, tấp nập những chiếc xe du lịch xuôi ngược. Một tiếng reo vang lên: “A tam giác mạch kìa” và rồi hàng đoàn du khách hiếu kỳ ùa ra khỏi xe, hăng hái lao vào một bãi trồng hoa ven đường. Người thì váy áo đủ màu, đứng ngồi nằm đa dạng, giơ ngón tay hình chữ V, nhoẻn miệng khoe răng lấp lóa trong bãi trồng hoa. Người thì giơ máy ảnh khủng, smartphone… ra chụp nhoay nhoáy như lấy được. Ông lom khom, quỳ gối, người điều chỉnh mẫu, ông xin chỗ chụp… Không khí rất lễ hội.
Ngoài bãi tam giác mạch, những đứa trẻ Mông vô hồn đứng xem đám du khách tạo dáng. Phải chụp cả với dân địa phương nữa mới đủ tấm đủ món, 10 nghìn đồng một kiểu sẵn luôn. Váy người Mông cũng cho thuê, 10 nghìn hay 20 nghìn đồng. Thế là có cả hoa, có cả váy Mông sặc sỡ và quan trọng nhất có cả mặt mình để đăng Facebook với những dòng status đầy tâm trạng. Và rồi họ lại ào lên xe, trực chỉ tới những nơi trồng hoa tam giác mạch khác như những bầy ong cần mẫn tìm chỗ chụp ảnh và check-in.
Đã có những vạt nương tam giác mạch chẳng thấy hoa đâu mà chỉ thấy người, thấy áo quần màu sắc sặc sỡ vàng, đỏ, tím, hồng... Vui là chính chứ ngắm hoa chỉ cái cớ. Ngắm người, ngắm mình vui hơn. Đấy là chưa kể những điểm không thể không check in ở Hà Giang như đỉnh Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú... rất khó để có thể chụp ảnh cho riêng bạn mà không bị vướng người khác.
Đau đầu vì 'Ăn, ngủ, nghỉ...'
Đi du lịch miền cao vào các mùa lễ hội, chuyện ăn ngủ nghỉ là cả một vấn đề. Cũng dễ hiểu, với hàng nghìn người đổ xô lên Tây Bắc vào mỗi cuối tuần như hiện nay thì chuyện quá tải là đương nhiên.
Thị trấn Đồng Văn (Hà Giang), điểm dừng chân gần như là bắt buộc của các tour miền cao đã chấp nhận đánh mất bản sắc “Phố cổ Đồng Văn” ngày xưa để “tiến kịp miền xuôi” bằng hàng chục khách sạn, nhà nghỉ mới xây, có cả những khách sạn 9 tầng lừng lững, phố phường thì đèn hoa nhấp nháy như chợ đêm Đồng Xuân… mà vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú.
Với những người thuê được phòng thì cũng phải chịu mức giá cao chẳng kém ở Hà Nội vào dịp Valentine hay Giáng sinh. Nếu không chấp nhận sự chặt chém đó, du khách buộc phải lựa chọn ở nơi khác không phải trọng điểm “lễ hội tam giác mạch” như Mèo Vạc, Yên Minh hoặc thậm chí Quản Bạ.
Dulichgo
Ngủ nghỉ đã vậy, chuyện ăn uống còn gian nan hơn. Số lượng nhà hàng ở Đồng Văn chỉ đếm trên đầu ngón tay, nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm lại không nhiều, đường giao thông vận chuyển hàng hóa lại không thuận tiện cho nên chuyện “đi hàng chục hàng ăn chỉ nhận được những cái lắc đầu” là bình thường. Nếu không có mối quen biết, không đặt trước nhà hàng, không chuẩn bị thực phẩm, thực sự khả năng nhịn đói đi ngủ hay ăn tạm đồ nướng vớ vẩn, giá cắt cổ là rất cao.
Đa phần khách du lịch đến Hà Giang mùa này là vì tam giác mạch. Nhưng Hà Giang mùa nào cũng đẹp, đó là cái vẻ lạnh lùng của cao nguyên đá, nét đẹp rực rỡ khi xuân về, những con đường đèo ngoạn mục có một không hai, con người thân thiện... Tất cả đều khiến bạn nếu đi Hà Giang dù chỉ một lần, chắc chắc sẽ muốn quay lại lần nữa. Đừng để Hà Giang thành hình ảnh xấu nếu bạn tới nơi đó mùa lễ hội đông đúc, kẹt xe, chặt chém và không khí ngột ngạt.
Mùa hoa tam giác mạch được gieo trồng theo lịch để làm sao có hoa nở suốt từ tháng 10 đến tháng 12. Vậy nên, nếu bạn muốn thực sự muốn thưởng ngoạn hoa thì hãy đợi đợt cao điểm lễ hội qua đi. Ngoài ra, bạn nên đặc biệt tránh những ngày cuối tuần. Hà Giang là một điểm đến tuyệt vời không chỉ có hoa tam giác mạch, nên kết hợp thăm thú những nơi khác nữa, hoặc đơn thuần chỉ là lang thang vô định trên cao nguyên đá. Và hình trình lý tưởng để đi Hà Giang là tối thiểu 4 ngày.
Theo Phi Long (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Nhận xét
Đăng nhận xét