Khi phượt thủ truyền tai đủ chiêu gian lận
(TTO) - Phượt - du lịch bụi - đã trở thành mốt của những người trẻ mê khám phá. Giới du lịch bụi rủ nhau sục sạo hang cùng ngõ hẻm bên ngoài biên giới Việt Nam. Mỗi người đi theo một cách khác nhau nhưng có nhiều cách nghe tới là... buồn.
Đủ loại “mánh mung” trên đường phượt
Anh N.V. - 26 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Q.1, TP. HCM, kể chuyện ba năm trước: “Khi đó tôi mới tốt nghiệp đại học, quyết định gap year (một năm nghỉ sau tốt nghiệp dành cho việc cá nhân) để dành thời gian đi du lịch đây đó. Tôi tìm hiểu thông tin về Úc trên một diễn đàn phượt xem cách ăn ở, đi lại sao cho tiết kiệm tối đa. Một nick trên diễn đàn tên Giayd…chỉ cách đi tàu siêu rẻ tại Úc. Ví dụ, trong thành phố thay vì mua vé toàn chặng với giá 10 đôla Úc, tôi chỉ phải mua vé chặng ngắn khoảng 1 đôla Úc.
Khi đến cuối chặng, tôi phải đi sát theo người nào đó đằng trước. Họ bỏ vé vào hộp soát vé tự động, đèn hai bên cánh cửa sẽ quét người để mở cửa. Bạn chỉ cần lấy tay bịt đèn lại và nghiễm nhiên đi ra theo, cửa sẽ vẫn mở đến khi bạn buôn tay khỏi đèn. Như vậy, với cả chặng đường dài xuyên thành phố, tôi chỉ mất 1 đôla Úc đi lại. Thậm chí với những chặng tàu nhỏ hơn, cửa không có hệ thống soát vé thì… khỏi cần mua vé, cứ lên xe và đi thôi. Trên diễn đàn phượt đó không chỉ mình tôi làm theo lời mách của nick giayd… mà còn nhiều người khác liên tục nhấn nút “cảm ơn” cho sự mách nước tiết kiệm của anh này”.
Couchsurfing - hội những người chia sẻ với nhau chỗ ngủ trọ miễn phí trên toàn thế giới - là nơi tìm đến của nhiều người trẻ mê khám phá. Người đi ngủ trọ nhờ được gọi là Couch Surfer, chủ nhà cho người khác ở nhờ được gọi là host.
Dulichgo
T.N. - du học sinh Mỹ - kể lại cách đây không lâu trong diễn đàn hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ có một bạn gái tên Th. hỏi về du lịch bụi ở Mỹ. Bạn tìm được người cho ngủ nhờ qua mạng Couchsurfing nhưng đang cần một việc làm kiếm tiền đi tiếp. “Thấy bạn ấy viết rất đáng thương rằng đã cạn sạch tiền nên mình chỉ cách bạn đó đi làm chui. Mình cũng nhấn mạnh việc làm chui nhiều khả năng bị phát giác và trục xuất về nước, bạn chỉ cảm ơn rối rít và biến mất. Một thời gian ngắn sau trên một trang blog cá nhân, bạn gái “cạn sạch tiền” ngày nào giờ đã về Việt Nam, gõ một bài blog khoe về chuyến đi Mỹ chỉ bắt đầu bằng 10 triệu đồng”.
Th. viết rằng kiếm việc làm trên đất Mỹ không khó. Những nhà hàng ăn uống của người Hoa, người Malaysia, người Việt… thường sẵn lòng tiếp nhận những lao động du lịch kiểu này, vì chỉ phải trả 1/3 giá thông thường. Thay vì 8 đôla Mỹ/giờ, họ trả lao động du lịch 2-3 đôla Mỹ/giờ và giao những công việc như rửa chén bát, lau chùi nhà vệ sinh, quét dọn bếp… Điều làm T.N. bất ngờ là những chia sẻ của Thanh được nhiều bạn bè khen ngợi cô “chăm chỉ”, “giỏi xoay xở”…
Nữ phượt thủ có “số má” Q.A. kể lại chị từng áp dụng rất nhiều chiêu để đỡ phải móc ví hết mức có thể. “Một số nước châu Á vì ngoại hình gần tương đồng nên một số địa điểm tham quan có thể giả làm dân bản địa thì không mất vé (Lào, Myanmar…). Còn nữa, một số địa điểm họ chỉ bắt đầu kiểm tra vé từ giờ này đến giờ này, ví dụ giờ quy định là 8g sáng thì mình sẽ đi từ 6g hay 7g sáng rồi đi vào trong. Nếu điểm tham quan ấy có nhiều cổng thì càng dễ dàng trốn vé. Ngoài ra vé tham quan nếu mình đã dùng mà không ghi chú ngày tháng năm thì có thể cầm về và tái sử dụng, nếu cần thiết hoặc đưa cho bạn bè dùng".
Dulichgo
Trên diễn đàn lớn của dân du lịch bụi Việt Nam www.phuot.vn, nhiều mánh khóe trốn vé, giảm vé được bàn tán sôi nổi. Phổ biến nhất có thể kể đến chiêu làm thẻ sinh viên quốc tế để được giảm giá, thậm chí miễn phí vé tàu xe, vé tham quan ở nhiều quốc gia khác. Quy định của thẻ sinh viên quốc tế chỉ áp dụng cho sinh viên dưới 25 tuổi, nhưng có nhiều dịch vụ làm thẻ giả với giá rẻ giật mình nên những phượt thủ dù đã quá tuổi nhưng vẫn ham. Thậm chí, dân phượt còn truyền tai nhau những địa danh dễ dàng chìa thẻ sinh viên quốc tế để miễn giảm tiền hoặc những nơi khó khăn cần phải “diễn” cho ra dáng sinh viên.
“Chiêu thẻ sinh viên quốc tế này vẫn dùng ổn với một số điểm du lịch tại một nước châu Á, ít nhất là cho tới cuối tháng 10. Các bạn cứ làm một cái đi, không đáng bao nhiêu, được thì tốt, không được đành mua vé đúng giá gốc thôi” - nick vntuy khuyên nhủ các phượt thủ đi sau. Cập nhật khác của nick HellAngel: “Thông báo của đoàn đi mới đây nhất: thẻ sinh viên vẫn dùng được ở điểm du lịch C. và các nơi khác nhưng mọi người nên đi lẻ chứ đừng tập trung nguyên nhóm mười mấy người mà soát vé nghi ngờ. Tầm nhóm 2-3 người vào cách nhau là ổn”.
Nick Peter trên diễn đàn www.phuot.vn viết: “Các bạn cũng nên hiểu rõ ràng đây là làm thẻ không thật. Cho nên chuyện bạn là sinh viên hay không, bạn còn ở độ tuổi sinh viên hay không, nó không còn quan trọng nữa. Miễn là trông mặt bạn trẻ và trong cái thẻ sinh viên mà bạn làm ghi ngày tháng năm sinh cho phù hợp là được. Các bạn nước này hầu như không biết chút tiếng Anh nào, họ thấy thẻ toàn tiếng Anh là chịu thôi, gần như sẽ cho giảm giá ngay. Tất nhiên có một số trường hợp ngoại lệ bị hỏi han và bắt phải chìa hộ chiếu nhưng cái này rất hãn hữu”.
“Làm thẻ không thật thì tất nhiên là một cách lách luật mà thôi, không được quang minh chính đại cho lắm nhưng bù lại giảm được kha khá tiền vé thắng cảnh vốn rất cao ” - nick Peter viết thêm.
Nhẹ thì đỏ mặt, nặng thì… ngồi tù
Du lịch giá siêu rẻ, xoay xở kiếm kinh phí đi tiếp là mục tiêu của nhiều phượt thủ. Thay vì tìm kiếm những công việc hợp pháp, ví dụ như HelpX (cộng đồng giúp bạn có được chỗ ăn, ngủ tại một quốc gia nào đó với điều kiện bạn phải làm việc cho họ để trả công) thì việc gian lận, trốn vé có vẻ nhàn hạ hơn nhiều. Nhưng ai cũng biết gian lận luôn đi kèm với hậu quả xấu.
Phượt thủ N.V. nhắc ở trên di chuyển qua nhiều thành phố của Úc bằng cách mua vé 1 đôla Úc, nhưng “đi đêm có ngày gặp ma”. Một người Úc bản địa vô tình thấy chiêu gian lận của N.V. đến lần thứ hai lập tức báo cho cảnh sát địa phương ngay nơi N.V. bước xuống tàu. “Chưa bao giờ tôi bị ngồi trong đồn cảnh sát đất khách quê người, run rẩy và sợ hãi. Mất một hồi ỉ ôi năn nỉ họ rằng tôi đánh rơi tiền nên còn lại rất ít, bần cùng bất đắc dĩ mới sử dụng cách này và hứa không bao giờ tái phạm nữa. Cuối cùng họ thả tự do cho tôi kèm lời cảnh cáo nếu tái phạm sẽ trục xuất về nước và cấm nhập cảnh nhiều năm liền”.
Dulichgo
Cô gái tên Th. còn gặp nhiều rắc rối hơn. Những chia sẻ trên blog về đi làm chui tại Mỹ được một trang báo mạng đăng tải lại dưới dạng hồi ký của một nữ phượt thủ. Một thời gian sau, Th. dự định công tác tại Mỹ thì bị từ chối visa thẳng thừng với lý do cô từng lao động bất hợp pháp tại đây. Tại thời điểm này khi liên hệ với Th., cô đã gỡ bài viết trên blog kia từ lâu và yêu cầu trang báo mạng nọ phải gỡ bài của mình xuống. “Cấm nhập cảnh năm năm là giá rất đắt mà lúc trước mình không thể nào tưởng tượng được” - Th. nuối tiếc.
Còn những chiêu khác không đến nỗi dính dáng đến luật pháp, nhưng cũng đủ để mỗi lần nghĩ lại là xấu hổ với chính mình. Với người có chút khả năng “diễn xuất” thì chiêu giả làm người bản địa thường được đem ra áp dụng. Trường hợp ngượng chín mặt của phượt thủ tên M. kể lại: “Trong một chuyến đi Thái Lan, nếu là người bản địa bạn chỉ phải trả nửa giá vé. Biết điều này, khi đến quầy vé tôi vờ chăm chú đọc báo và chỉ gọn lỏn giơ hai ngón tay ra, nói “Xỏn” - tiếng Thái Lan nghĩa là “hai”. Người bán vé gật đầu và bán cho tôi hai vé nội địa. Thấy có vẻ dễ dàng, tới Chùa Vàng tôi lại giở chiêu cũ. Chẳng may lúc móc ví trả tiền lại lộ ra hộ chiếu xanh Việt Nam, thế là bao nhiêu bạn bè quốc tế quanh đấy nhìn mình như người ngoài hành tinh. Vừa xấu hổ, vừa phải trả thêm tiền, bài học nhớ đời từ đấy”.
Dulichgo
Cũng rơi vào tình huống “xấu hổ muốn độn thổ”, V.C. sắm thẻ sinh viên quốc tể để mua vé tàu xe, tham quan giảm giá. Trong một lần C. tự tin chìa thẻ sinh viên quốc tế cho cô bán vé. Chẳng ngờ những người làm du lịch tại đây đã “rành sáu câu” mấy chiêu trò của khách, nên yêu cầu đưa cả hộ chiếu để so sánh năm sinh. Trên thẻ sinh viên quốc tế ghi 23 tuổi nhưng tuổi trên hộ chiếu tính ra đã…26.
“Cô bán vé chỉ nhún vai và nói khách Việt Nam rất hay xài chiêu này nên cô ấy kiểm tra thường xuyên lắm” - V.C. kể. Ý định gian lận bằng thẻ quốc tế cũng xếp xó ngay lập tức.
Nữ phượt thủ Q.A. kể trên sau nhiều năm đi bụi hang cùng ngõ hẻm nhiều quốc gia, kết luận: “Chưa bàn đến độ may rủi của những chiêu trò gian lận, nhưng sau này mình hiểu là mình biết những chiêu ấy cũng có nghĩa bạn bè du lịch khắp thế giới thừa biết những chiêu ấy, chỉ là họ có dùng hay không mà thôi. Đến một số thành phố của Nhật, Đức… thấy họ có những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt, đại ý cảnh báo trộm cắp, đá tàu (tức trốn vé tàu), rồi bạn bè quốc tế cũng hơi e dè khi thấy mình là người Việt. Những chiêu trò gian lận tiết kiệm được vài đồng, nhưng trả giá bằng ấn tượng xấu về mình nói riêng và những người Việt nói chung”.
Được đi đây đó là học thêm được nhiều sàng khôn, nhưng đi một cách thông minh lại là cả một câu chuyện dài. Chắt lọc kinh nghiệm của người đi trước, học hỏi ra sao và bản thân bạn chia sẻ lại chuyến đi của mình theo cách nào chính là cách phượt thủ tự định vị mình trong cộng đồng.
Theo Hương Linh (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Đủ loại “mánh mung” trên đường phượt
Anh N.V. - 26 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Q.1, TP. HCM, kể chuyện ba năm trước: “Khi đó tôi mới tốt nghiệp đại học, quyết định gap year (một năm nghỉ sau tốt nghiệp dành cho việc cá nhân) để dành thời gian đi du lịch đây đó. Tôi tìm hiểu thông tin về Úc trên một diễn đàn phượt xem cách ăn ở, đi lại sao cho tiết kiệm tối đa. Một nick trên diễn đàn tên Giayd…chỉ cách đi tàu siêu rẻ tại Úc. Ví dụ, trong thành phố thay vì mua vé toàn chặng với giá 10 đôla Úc, tôi chỉ phải mua vé chặng ngắn khoảng 1 đôla Úc.
Khi đến cuối chặng, tôi phải đi sát theo người nào đó đằng trước. Họ bỏ vé vào hộp soát vé tự động, đèn hai bên cánh cửa sẽ quét người để mở cửa. Bạn chỉ cần lấy tay bịt đèn lại và nghiễm nhiên đi ra theo, cửa sẽ vẫn mở đến khi bạn buôn tay khỏi đèn. Như vậy, với cả chặng đường dài xuyên thành phố, tôi chỉ mất 1 đôla Úc đi lại. Thậm chí với những chặng tàu nhỏ hơn, cửa không có hệ thống soát vé thì… khỏi cần mua vé, cứ lên xe và đi thôi. Trên diễn đàn phượt đó không chỉ mình tôi làm theo lời mách của nick giayd… mà còn nhiều người khác liên tục nhấn nút “cảm ơn” cho sự mách nước tiết kiệm của anh này”.
Couchsurfing - hội những người chia sẻ với nhau chỗ ngủ trọ miễn phí trên toàn thế giới - là nơi tìm đến của nhiều người trẻ mê khám phá. Người đi ngủ trọ nhờ được gọi là Couch Surfer, chủ nhà cho người khác ở nhờ được gọi là host.
Dulichgo
T.N. - du học sinh Mỹ - kể lại cách đây không lâu trong diễn đàn hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ có một bạn gái tên Th. hỏi về du lịch bụi ở Mỹ. Bạn tìm được người cho ngủ nhờ qua mạng Couchsurfing nhưng đang cần một việc làm kiếm tiền đi tiếp. “Thấy bạn ấy viết rất đáng thương rằng đã cạn sạch tiền nên mình chỉ cách bạn đó đi làm chui. Mình cũng nhấn mạnh việc làm chui nhiều khả năng bị phát giác và trục xuất về nước, bạn chỉ cảm ơn rối rít và biến mất. Một thời gian ngắn sau trên một trang blog cá nhân, bạn gái “cạn sạch tiền” ngày nào giờ đã về Việt Nam, gõ một bài blog khoe về chuyến đi Mỹ chỉ bắt đầu bằng 10 triệu đồng”.
Th. viết rằng kiếm việc làm trên đất Mỹ không khó. Những nhà hàng ăn uống của người Hoa, người Malaysia, người Việt… thường sẵn lòng tiếp nhận những lao động du lịch kiểu này, vì chỉ phải trả 1/3 giá thông thường. Thay vì 8 đôla Mỹ/giờ, họ trả lao động du lịch 2-3 đôla Mỹ/giờ và giao những công việc như rửa chén bát, lau chùi nhà vệ sinh, quét dọn bếp… Điều làm T.N. bất ngờ là những chia sẻ của Thanh được nhiều bạn bè khen ngợi cô “chăm chỉ”, “giỏi xoay xở”…
Nữ phượt thủ có “số má” Q.A. kể lại chị từng áp dụng rất nhiều chiêu để đỡ phải móc ví hết mức có thể. “Một số nước châu Á vì ngoại hình gần tương đồng nên một số địa điểm tham quan có thể giả làm dân bản địa thì không mất vé (Lào, Myanmar…). Còn nữa, một số địa điểm họ chỉ bắt đầu kiểm tra vé từ giờ này đến giờ này, ví dụ giờ quy định là 8g sáng thì mình sẽ đi từ 6g hay 7g sáng rồi đi vào trong. Nếu điểm tham quan ấy có nhiều cổng thì càng dễ dàng trốn vé. Ngoài ra vé tham quan nếu mình đã dùng mà không ghi chú ngày tháng năm thì có thể cầm về và tái sử dụng, nếu cần thiết hoặc đưa cho bạn bè dùng".
Dulichgo
Trên diễn đàn lớn của dân du lịch bụi Việt Nam www.phuot.vn, nhiều mánh khóe trốn vé, giảm vé được bàn tán sôi nổi. Phổ biến nhất có thể kể đến chiêu làm thẻ sinh viên quốc tế để được giảm giá, thậm chí miễn phí vé tàu xe, vé tham quan ở nhiều quốc gia khác. Quy định của thẻ sinh viên quốc tế chỉ áp dụng cho sinh viên dưới 25 tuổi, nhưng có nhiều dịch vụ làm thẻ giả với giá rẻ giật mình nên những phượt thủ dù đã quá tuổi nhưng vẫn ham. Thậm chí, dân phượt còn truyền tai nhau những địa danh dễ dàng chìa thẻ sinh viên quốc tế để miễn giảm tiền hoặc những nơi khó khăn cần phải “diễn” cho ra dáng sinh viên.
“Chiêu thẻ sinh viên quốc tế này vẫn dùng ổn với một số điểm du lịch tại một nước châu Á, ít nhất là cho tới cuối tháng 10. Các bạn cứ làm một cái đi, không đáng bao nhiêu, được thì tốt, không được đành mua vé đúng giá gốc thôi” - nick vntuy khuyên nhủ các phượt thủ đi sau. Cập nhật khác của nick HellAngel: “Thông báo của đoàn đi mới đây nhất: thẻ sinh viên vẫn dùng được ở điểm du lịch C. và các nơi khác nhưng mọi người nên đi lẻ chứ đừng tập trung nguyên nhóm mười mấy người mà soát vé nghi ngờ. Tầm nhóm 2-3 người vào cách nhau là ổn”.
Nick Peter trên diễn đàn www.phuot.vn viết: “Các bạn cũng nên hiểu rõ ràng đây là làm thẻ không thật. Cho nên chuyện bạn là sinh viên hay không, bạn còn ở độ tuổi sinh viên hay không, nó không còn quan trọng nữa. Miễn là trông mặt bạn trẻ và trong cái thẻ sinh viên mà bạn làm ghi ngày tháng năm sinh cho phù hợp là được. Các bạn nước này hầu như không biết chút tiếng Anh nào, họ thấy thẻ toàn tiếng Anh là chịu thôi, gần như sẽ cho giảm giá ngay. Tất nhiên có một số trường hợp ngoại lệ bị hỏi han và bắt phải chìa hộ chiếu nhưng cái này rất hãn hữu”.
“Làm thẻ không thật thì tất nhiên là một cách lách luật mà thôi, không được quang minh chính đại cho lắm nhưng bù lại giảm được kha khá tiền vé thắng cảnh vốn rất cao ” - nick Peter viết thêm.
Nhẹ thì đỏ mặt, nặng thì… ngồi tù
Du lịch giá siêu rẻ, xoay xở kiếm kinh phí đi tiếp là mục tiêu của nhiều phượt thủ. Thay vì tìm kiếm những công việc hợp pháp, ví dụ như HelpX (cộng đồng giúp bạn có được chỗ ăn, ngủ tại một quốc gia nào đó với điều kiện bạn phải làm việc cho họ để trả công) thì việc gian lận, trốn vé có vẻ nhàn hạ hơn nhiều. Nhưng ai cũng biết gian lận luôn đi kèm với hậu quả xấu.
Phượt thủ N.V. nhắc ở trên di chuyển qua nhiều thành phố của Úc bằng cách mua vé 1 đôla Úc, nhưng “đi đêm có ngày gặp ma”. Một người Úc bản địa vô tình thấy chiêu gian lận của N.V. đến lần thứ hai lập tức báo cho cảnh sát địa phương ngay nơi N.V. bước xuống tàu. “Chưa bao giờ tôi bị ngồi trong đồn cảnh sát đất khách quê người, run rẩy và sợ hãi. Mất một hồi ỉ ôi năn nỉ họ rằng tôi đánh rơi tiền nên còn lại rất ít, bần cùng bất đắc dĩ mới sử dụng cách này và hứa không bao giờ tái phạm nữa. Cuối cùng họ thả tự do cho tôi kèm lời cảnh cáo nếu tái phạm sẽ trục xuất về nước và cấm nhập cảnh nhiều năm liền”.
Dulichgo
Cô gái tên Th. còn gặp nhiều rắc rối hơn. Những chia sẻ trên blog về đi làm chui tại Mỹ được một trang báo mạng đăng tải lại dưới dạng hồi ký của một nữ phượt thủ. Một thời gian sau, Th. dự định công tác tại Mỹ thì bị từ chối visa thẳng thừng với lý do cô từng lao động bất hợp pháp tại đây. Tại thời điểm này khi liên hệ với Th., cô đã gỡ bài viết trên blog kia từ lâu và yêu cầu trang báo mạng nọ phải gỡ bài của mình xuống. “Cấm nhập cảnh năm năm là giá rất đắt mà lúc trước mình không thể nào tưởng tượng được” - Th. nuối tiếc.
Còn những chiêu khác không đến nỗi dính dáng đến luật pháp, nhưng cũng đủ để mỗi lần nghĩ lại là xấu hổ với chính mình. Với người có chút khả năng “diễn xuất” thì chiêu giả làm người bản địa thường được đem ra áp dụng. Trường hợp ngượng chín mặt của phượt thủ tên M. kể lại: “Trong một chuyến đi Thái Lan, nếu là người bản địa bạn chỉ phải trả nửa giá vé. Biết điều này, khi đến quầy vé tôi vờ chăm chú đọc báo và chỉ gọn lỏn giơ hai ngón tay ra, nói “Xỏn” - tiếng Thái Lan nghĩa là “hai”. Người bán vé gật đầu và bán cho tôi hai vé nội địa. Thấy có vẻ dễ dàng, tới Chùa Vàng tôi lại giở chiêu cũ. Chẳng may lúc móc ví trả tiền lại lộ ra hộ chiếu xanh Việt Nam, thế là bao nhiêu bạn bè quốc tế quanh đấy nhìn mình như người ngoài hành tinh. Vừa xấu hổ, vừa phải trả thêm tiền, bài học nhớ đời từ đấy”.
Dulichgo
Cũng rơi vào tình huống “xấu hổ muốn độn thổ”, V.C. sắm thẻ sinh viên quốc tể để mua vé tàu xe, tham quan giảm giá. Trong một lần C. tự tin chìa thẻ sinh viên quốc tế cho cô bán vé. Chẳng ngờ những người làm du lịch tại đây đã “rành sáu câu” mấy chiêu trò của khách, nên yêu cầu đưa cả hộ chiếu để so sánh năm sinh. Trên thẻ sinh viên quốc tế ghi 23 tuổi nhưng tuổi trên hộ chiếu tính ra đã…26.
“Cô bán vé chỉ nhún vai và nói khách Việt Nam rất hay xài chiêu này nên cô ấy kiểm tra thường xuyên lắm” - V.C. kể. Ý định gian lận bằng thẻ quốc tế cũng xếp xó ngay lập tức.
Nữ phượt thủ Q.A. kể trên sau nhiều năm đi bụi hang cùng ngõ hẻm nhiều quốc gia, kết luận: “Chưa bàn đến độ may rủi của những chiêu trò gian lận, nhưng sau này mình hiểu là mình biết những chiêu ấy cũng có nghĩa bạn bè du lịch khắp thế giới thừa biết những chiêu ấy, chỉ là họ có dùng hay không mà thôi. Đến một số thành phố của Nhật, Đức… thấy họ có những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt, đại ý cảnh báo trộm cắp, đá tàu (tức trốn vé tàu), rồi bạn bè quốc tế cũng hơi e dè khi thấy mình là người Việt. Những chiêu trò gian lận tiết kiệm được vài đồng, nhưng trả giá bằng ấn tượng xấu về mình nói riêng và những người Việt nói chung”.
Được đi đây đó là học thêm được nhiều sàng khôn, nhưng đi một cách thông minh lại là cả một câu chuyện dài. Chắt lọc kinh nghiệm của người đi trước, học hỏi ra sao và bản thân bạn chia sẻ lại chuyến đi của mình theo cách nào chính là cách phượt thủ tự định vị mình trong cộng đồng.
Theo Hương Linh (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Nhận xét
Đăng nhận xét