Bảo tàng Kiên Giang

Bảo tàng tỉnh Kiên Giang tọa lạc tại số 27, đường Nguyễn Văn Trỗi, thuộc địa phận phường Vĩnh Thanh Vân, ngay trung tâm thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất của địa chủ phong kiến còn sót lại ở Rạch Giá, đã hơn 100 năm kể từ ngày đặt viên gạch đầu tiên.

Bảo tàng Kiên Giang từ lúc xây dựng đến nay được gọi với rất nhiều tên như Bảo tàng tỉnh Kiên Giang, Cái Nhà Lớn. Sau này ông Trần Quang Chiêu (con thứ ba của ông Trần Nhuệ) thừa hưởng ngôi nhà nên công trình còn có tên gọi là nhà ông Ba Chiêu.
Nơi đây đã từng đóng vai trò là  nhà ở của một địa chủ, Tòa án tỉnh, Sở Mỹ, văn phòng công ty, Tỉnh hội phụ nữ... đến trụ sở Ty văn hóa thông tin trước khi trở thành bảo tàng trưng bày hiện vật như ngày nay.

Bảo tàng do địa chủ Trần Nhuệ khởi công xây dựng ngôi nhà năm 1911, đến năm 1920 mới hoàn thành. Bảo tàng Kiên Giang được xây dựng theo lối kiến trúc “nội nhất ngoại quốc”,  bên ngoài được thiết kế theo kiểu biệt thự Pháp, bên trong trang trí nội thất theo kiểu nhà truyền thống Việt Nam.

Bảo tàng nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2.000 m2, gồm từ đường 3 gian 2 chái, nhà bếp, nhà ở, sân Thiên tĩnh.

< Tinh hoa kiến trúc của ngôi nhà tập trung ở từ đường, được xây dựng theo kiểu kết cấu khung, bằng gỗ đỏ và căm xe…
Dulichgo
Từ đường xây dựng theo kiểu kết cấu khung làm bằng gỗ đỏ và căm xe. Đất đắp bền lấy ở biển, chở về bằng xe rùa và dùng đá kè làm móng, vì vậy phải mất 3 năm mới làm xong nền nhà. Nhà được xây  dựng liên tục trong 10 năm với đội ngũ thợ xây, thợ mộc đón từ Gia Định về, thợ chạm khắc đều là thợ giỏi từ miền Bắc vào.

< Nét đặc sắc của nội thất thể hiện ở những mảng chạm khắc điêu luyện tinh tế và mang đậm xu thế hướng nội, vươn tới sự hòa nhập với thiên nhiên để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Hoa văn trang trí rất phong phú, từ các dạng hình học truyền thống, cây hoa (tùng, trúc, cúc, mai), chim (dơi, công, phượng, trĩ..), quả (đu đủ, nho, lựu..), các loại dây leo cho đến thú vật (hươu, nai...).

< Đất đắp nền nhà lấy ở biển về chở bằng xe con rùa và dùng đá kè để làm móng. Thời gian hoàn thành xong nền nhà mất 3 năm.

Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ quí khảm xà cừ, gạch, ngói , tất cả đều mua từ miền Đông Nam Bộ. Nội thất bên trong nhà có các mảng trang trí chạm khắc đề tài chủ đạo là đời sống thế tục, hoa văn trang trí từ hoa với tùng, cúc, trúc, mai đến chim như dơi, công, phượng, trĩ, các loại quả như đu đủ, nho, lựu hay các loại dây leo, thú vật như hươu, nai.

< Ngôi nhà được xây dựng liên tục trong 10 năm với đội ngũ thợ xây, thợ mộc được đón từ Gia Định về; thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc.
Dulichgo
Trong thời gian sưu tầm, trung bình mỗi năm bảo tàng sưu tầm về trên 350 hiện vật, tư liệu, hình ảnh. Đến nay, bảo tàng đang lưu giữ trên 22.000 hiện vật, tư liệu, hình ảnh trong đó có 1.061 hiện vật gốc đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình.

Tuy nhiên, thực tế bảo tàng chỉ trưng bày khoảng 5% hiện vật, do bị giới hạn bởi diện tích bảo tàng và kiến trúc nhà nên không trưng bày được nhiều. Còn số còn lại được bảo quản trong kho bảo quản hiện vật, theo tình hình hiện tại vì số lượng hiện vật đem về ngày càng nhiều dẫn đến quá tải, trong khi diện tích kho không thể mở rộng và đang trong tình trạng xuống cấp.

Hiện tại bảo tàng là nơi lưu giữ  trưng bày hiện vật bảo tàng, nhưng có rất ít người biết rằng đây là một di tích có kiến trúc nghệ thuật dân dụng đẹp, cổ kính duy nhất của địa chủ phong kiến còn sót lại. Năm 1990, nơi này được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Theo Tin Nóng Du Lịch, ảnh Kiến Thức
Du lịch, GO!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến